Bạn đang muốn học tiếng Anh cấp tốc tuy nhiên lại chưa biết làm thế nào để có thể tối ưu được thời gian học hiệu quả. Làm sao cho trong thời gian ngắn bạn có thể học hết được những ngữ pháp cơ bản là điều không dễ. Cùng tham khảo ngay bài viết này của Language.vn để biết được 16+ Cách học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc giúp bạn tối ưu thời gian học hiệu quả.

Cách học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc
Cách học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc
 

Nội dung

1. Khó khăn khi học Ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc

1.1. Kiến thức quá nhiều

Để thành thạo được ngữ pháp tiếng Anh không phải là điều đơn giản. Có những bạn học tiếng Anh lâu năm nhưng vẫn chưa nắm được các kiến thức cơ bản như cách sử dụng 12 thì các từ loại,… Trước khối lượng ngữ pháp nhiều như vậy việc đầu tiên mà bạn nên làm là đặt ra kế hoạch học thật hợp lý. Tránh việc nhồi nhét kiến thức, điều này mang lại tác dụng ngược là bạn chỉ học vẹt hoặc học trước quên sau.

1.2. Bạn không biết nên bắt đầu học ngữ pháp tiếng Anh từ đâu

Đây là vấn đề không chỉ bạn mà còn rất nhiều người mắc phải. Đó chính là không biết bắt đầu từ đâu. Khi vừa mới bắt đầu học tiếng Anh nếu không có phương pháp học đúng bạn sẽ rất khó khăn trong việc học tiếng Anh. Với nhiều người kiến thức bị hổng từ những lớp dưới dẫn đến hiện tượng mất gốc tiếng Anh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tâm lý sợ tiếng Anh và học nó một cách đối phó.

Cách tốt nhất để xác định được lộ trình học là bạn cần nhờ đến chuyên gia tư vấn về lộ trình học phù hợp. Sau đó bạn sẽ biết được mình nên hoc cái nào trước cái nào sau và phân chia lượng kiến thức cụ thể để tiếp thu nhanh hơn.

2. Những nguyên tắc khi học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc

Dù bạn bắt đầu học tiếng Anh ở con số 0 hay đã có nền tảng học tiếng Anh cơ bản thì nên áp dụng một số nguyên tắc sau để giúp ghi nhớ tốt hơn:

  • Đầu tiên bạn nghĩ mọi người có thể học được tiếng Anh thì mình cũng học được. Với những người học tiếng Anh cấp tốc thì bạn cần phải nổ lực gấp 3 lần người bình thường
  • Chăm chỉ học thêm các kiến thức từ giáo viên trên lớp và chịu khó làm bài tập về nhà.
  • Tập luyện thói quen sử dụng tiếng Anh nếu bạn muốn nhanh chóng cải thiện trình độ ngữ pháp cả mình thì bạn phải tập giao tiếp tiếng Anh thường xuyên, xem các tin tức và phim ảnh nước ngoài để học theo các phát âm của người bản xứ
  • Kiên trì và không được bỏ cuộc. Mỗi ngày bạn cần học mỗi thứ một ít và tích lũy kiến thức mỗi ngày bạn sẽ thấy kỹ năng tiếng Anh của mình tiến bộ hơn mỗi ngày.
Những nguyên tắc khi học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc
Những nguyên tắc khi học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc

3. Các bước học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc

Bước 1: Thiết lập, xác định mục tiêu

Đặt ra mục tiêu là bước quan trọng đầu tiên khi bạn muốn làm một việc nào đó chẳng hạn như việc học tiếng Anh cấp tốc. Xác định được mục tiêu sẽ giúp bạn tránh được việc học lan man, học không đúng trọng tâm và tối đa hóa hiệu quả kiến thức và tiết kiệm được nhiều thời gian.

Bước 2: Khoanh vùng kiến thức cần học để đạt được mục tiêu

Tạo sao cần khoanh vùng kiến thức? Khoanh vùng kiến thức ngữ pháp cơ bản nên đi từ dễ đến khó. Phần kiến thức ngữ pháp nào phức tạp thì có thể chia nhỏ ra đề học và sẽ không bị áp lực hay quá tải kiến thức dẫn đến chán nản khi học.

Ví dụ: Khi học các ngữ pháp tiếng Anh. Các bạn nên tập trung và các thì thường dùng như: Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn,… Đây chính là những thành phần cơ bản xuất hiện trong đề thi nhất.

Bước 3: Lên kế hoạch cho cách học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc thật cụ thể bằng cách:

  • Chia nhỏ kiến thức qua 12 thì trong tiếng Anh, nắm vững được cấu trúc và cách sử dụng và dấu hiệu nhận biết
  • Học lại các chủ điểm ngữ pháp, ý nghĩa và cách sử dụng. Áp dụng và các mẫu câu ví dụ để nhớ lâu hơn
  • Tương tự như tiếng Việt thì tiếng Anh thỉnh thoảng cũng sẽ xuất hiện những cấu trúc không theo bất kỳ nguyên tắc nào. Do đó bạn cần phải luyện tập nhiều hơn để khi bắt gặp các thì này sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.

Bước 4: Sắp xếp, phân bổ thời gian theo lộ trình rõ ràng

Để có thể giao tiếp tiếng Anh tốt bạn cần phải thành thạo cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Do đó bạn không thể chỉ chú ý dành thời gian cho một kỹ năng cụ thể nào đó như Nói hoặc Viết. Học ngữ pháp tiếng Anh bạn muốn nhớ lâu phải áp dụng các quy luật, cấu trúc và quy tắc,… Điều này không thể học được trong một sớm một chiều nên bạn cần phải làm bài tập ngữ pháp thường xuyên.

Sắp xếp, phân bổ thời gian theo lộ trình rõ ràng
Sắp xếp, phân bổ thời gian theo lộ trình rõ ràng

Bước 5: Áp dụng các mẹo học nhanh ngữ pháp tiếng Anh

a. Học ngữ pháp tiếng Anh bằng nguyên lý 80/20

Nguyên lý 80% là kết quả mà bạn đạt được sẽ xuất phát từ 20% thành phần quan trọng làm nên nó. Bạn dĩ nhiên là không thể nào hoàn thiện được tất cả kỹ năng trong thời gian ngắn. Chính vi vậy để đạt được hiệu quả 80% thì bạn cần tập trung vào 20% ngữ pháp quan trong nhất.

b. Học ngữ pháp qua lỗi sai

“Thất bại là mẹ thành công” và phương pháp học 1-2 chính là 1 tiếng làm đề và 2 tiếng giải đề. Tại sao lại cần đến 2 tiếng. Giải đề không chỉ đơn giản là so sánh đáp án đúng sai mà còn là sự phân tích đáp án vì sao đúng, vì sao sai? Khi bạn đã biết được nguyên nhân thì làm lại bài đó đến khi nào đúng thì thôi. Để sau này khi gặp dạng bài tương tự bạn sẽ biết được cách giải quyết.

c. Học ngữ pháp tiếng Anh trên các trang web miễn phí

Internet là một kho tàng kiến thức khổng lồ và bạn không cần mất một khoảng phí nào vẫn có thể học tốt tiếng Anh. Bạn có thể tham khảo qua một vài website dưới đây như:

  • English Grammar Secrets
  • Perfect English Grammar
  • English Club: Englishclub.com/grammar
  • Grammarly Handbook
  • English Teacher Melanie
  • English grammar exercises by Kaplan

d. Cách học ngữ pháp tiếng Anh thông qua sách, truyện

Học tiếng Anh không chỉ trong các trang tài liệu giáo trình nhàm chán mà còn thông qua các sách báo, truyện nước ngoài. Đối với trẻ nhỏ hay người lớn thì phương pháp này cũng học rất hiểu quả. Hình ảnh sẽ kích thích được trí não giúp chúng ta nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó với những câu chuyện hay và dí dỏm gần gũi với đời thường sẽ dễ dàng áp dụng vào thực tế hơn là chỉ học qua sách vở.

e. Quan sát người khác khi nói

Quan sát người khác nói là một phương pháp học rất thú vị. Cách họ sử dụng ngữ pháp và từ ngữ ra sao. Nghe trực tiếp cũng khiến bạn tiếp thu tốt hơn. Quá trình này thường diễn ra lúc bạn đối thoại. Bạn nên nói chuyện với những người giỏi tiếng Anh hoặc người nước ngoài để không chỉ quan sát cách nói của họ mà còn có thể nhờ những người đó chữa lỗi sai của mình.

f. Đọc nhiều loại tài liệu khác nhau

Bạn cần phải đọc nhiều hơn để cải thiện được trình độ ngữ pháp của bản thân. Không cần phải đọc các tài liệu khó như bài luận, thuyết trình,… Bạn có thể bắt đầu với những mẩu chuyện ngắn, truyện cười, tiểu thuyết,… Khi đọc bạn nên ghi chú lại những câu từ quen thuộc thường thấy trong đời sống hằng ngày . Ngoài ra bạn cũng cần nghe radio mỗi ngày để làm phong phú thêm cấu trúc ngữ pháp trong văn nói của mình

g. Học ngữ pháp qua các ứng dụng trò chơi

Đôi khi học hành quá căng thảng bạn cũng nên giải trí bằng các trò chơi bổ ích. Cũng là một cách học tiếng Anh hiệu quả. Có rất nhiều trò chơi thú vị trên điện thoại như nhìn hình đoán chữ, đoán tên bài hát tiếng Anh,…

h. Chơi các trò chơi ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh

Nếu như bạn đã từng tham gia các cuộc thi tiếng Anh qua máy tính thì bạn đã quá quen thuộc với hình thức trò chơi như thế này. Bạn vừa có thể giải trí lại được học tiếng Anh một cách vui vẻ tại sao không thử ngay nào.

Chơi các trò chơi ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh
Chơi các trò chơi ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh

i. Rèn luyện kỹ năng viết mỗi ngày

Kỹ năng viết thường sẽ gắn liền với quá trình học ngữ pháp. Chính vì thế mà bạn cần áp dụng những kiến thức ngữ pháp đã học để luyện viết tốt hơn. Luyện viết đơn giản hơn nếu bạn biết cấu trúc viết bài từ đó chỉ cần áp dụng công thức đó vào bất kỳ bài viết nào cũng sẽ dễ dàng được điểm cao.

j. Sáng tạo các câu chuyện thú vị

Tiếng Anh không bị gò bó và khô khan như các môn học thuật khác. Bạn có thể biến hóa hoặc tạo ra các câu chuyện thú vị xung quanh việc học tiếng Anh. Từ đó bạn vừa có thể tạo được câu chuyện của riêng mình vừa có thể dùng nó để bắt chuyện và giao tiếp với mọi người tạo được sự tự tin khi giao tiếp.

4. Một số lưu ý khi học ngữ pháp tiếng Anh cấp tốc

4.1. Dấu phẩy

Với những bạn có kỹ năng viết yếu thì cần phải nhất quán trong việc sử dụng dấu phẩy.

  • Sử dụng dấu phẩy để liên kết 2 ý kiến thành một
  • Sử dụng dấu phẩy để tách 3 hay nhiều cụm từ trong 1 câu dài (câu liệt kê)
  • Sử dụng dấu chấm phẩy để kết nối 2 câu với nhau
  • Sử dụng hiện tại đơn cho những hành động quen thuộc, thường lệ
Dấu phẩy
Dấu phẩy

4.2. Thì của động từ

Có rất nhiều thì ở dạng quá khứ hiện tại và tương lai. Các bạn hãy cẩn thận khi sử dụng chung các thì quá khứ đơn cùng quá khứ hoàn thành.

Ví dụ:

Thì quá khứ đơn: “I danced all night.”

Thì quá khứ hoàn thành: “I had danced all night.”

4.3. Tính từ và trạng từ

Có một quy tắc là dùng tính từ bổ nghĩa cho danh từ và trạng từ bổ nghĩa cho động từ

Ví dụ: People don’t run quick (adjective); they run quickly (adverb)

Tính từ và trạng từ
Tính từ và trạng từ

4.4. Kiểm tra các từ đồng âm

Dù cùng phát âm là /sʌn/, “son” là con trai còn “sun” là mặt trời. Các cặp từ đồng âm khác nghĩa sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi học tiếng Anh.

Những từ đồng âm cơ bản như they’re, their và there đến những từ nâng cao hơn như complement và compliment. Rất dễ bị nhầm lẫn do đó phải đọc lại 1 cách tỉ mỉ và học cách sử dụng phù hợp.

4.5. Chỉ có danh từ riêng mới viết hoa chữ cái đầu

Tiếng Anh cũng giống như tiếng Việt đó là đối với danh từ riêng thì viết hoa chữ cái đầu. Tuy nhiên nhiều bạn lại viết hoa chữ cái đầu khi mình cảm thấy từ đó quan trọng.

4.6. Sự nhất quán về thì giữa các động từ

Một câu gốc ở dạng thì quá khứ hoàn thành được chuyển sang dạng quá khứ đơn. Nhưng mộ số từ trong câu lại bị bỏ sót. Tương tự như câu sau:

She went to the store and had shopped for the produce.

Và câu trả lời đúng phải là:

She went to the store and shopped for the produce.

Các bạn nên đọc lại và chỉnh sửa thật tỉ mỉ để không dẫn đến những sai lầm căn bản

4.7. Liên kết các câu với nhau nhờ 1 liên từ

Đôi khi các bạn liên kết 2 câu văn có đủ thành phần S + V + O làm 1 thì cần phải có liên từ (coordinating conjunction)

Các liên từ thường được sử dụng như:

  • For
  • Yet
  • Or
  • Nor
  • But
  • So

4.8. Sử dụng dấu phẩy để liên kết 2 ý kiến thành một.

Đối với 2 câu có tính riêng biệt bạn nghĩ rằng chúng có sự liên kết chặt chẽ là một thì có 2 cách để bạn biến nó trở thành 1 câu là sử dụng liên từ hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Mary’s dog is hyperactive; it won’t stop barking or sit still.

My heart is like a cup of Lapsang Souchong tea; it’s bitter and smoky.

4.9. Sử dụng dấu phẩy để tách 3 hay nhiều cụm từ trong 1 câu dài (câu liệt kê)

Tương tự dấu phẩy, dấu chấm phẩy được đặt liền cuối từ phía trước và cách từ phía sau một dấu cách. Serial comma là dấu phẩy cuối cùng trong 1 danh sách. Nó thường xuất hiện trước từ “and”. Ví dụ serial comma đứng sau từ “dog” trong câu sau:

Pets R Us has lizards, dogs, and birds.

Pets R Us has lizards and frogs, dogs and cats, and parakeets and macaws.

Serial comma đứng trước từ “and” nhưng không phải từ “and” cuối cùng trong câu. Từ “and” chỉ theo sau dấu phẩy bởi vì chúng nghe hay hơn.

4.10. Sử dụng dấu chấm phẩy để kết nối 2 câu với nhau

Nếu muốn nối 2 câu với nhau nhưng lại không muốn sử dụng mọt liên từ nào thì có thể sử dụng dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Mary’s dog is hyperactive; it won’t stop barking or sit still.

My heart is like a cup of Lapsang Souchong tea; it’s bitter and smoky.

4.11. Sử dụng thì hiện tại đơn cho những hành động quen thuộc, thường lệ

Thì hiện tại đơn là thì đơn giản và dễ dùng nhất, bạn có thể dùng cho bất kỳ hoạt động thường lệ hay thói quen nào.

Ví dụ:I don’t walk Mary’s dog.

Mary and I drink tea every Tuesday together.

Sử dụng thì hiện tại đơn cho những hành động quen thuộc, thường lệ
Sử dụng thì hiện tại đơn cho những hành động quen thuộc, thường lệ

4.12. Sử dụng thì hiện tại tiếp diễn cho những hành động đang xảy ra

Thì hiện tại tiếp diễn được sử dụng cho bất cứ điều gì đang diễn ra. Các dạng bài tập có mọi thì tiếp diễn đều dễ nhận ra. Bởi vì động từ của chúng luôn kết nối với đuôi “ing” và đi kèm với một trợ động từ

Ví dụ: The barking dogs outside are driving me crazy.

4.13. Thêm đuôi “ed” cho những động từ ở dạng thì quá khứ

Khi nói về quá khứ, các dạng thêm đuôi “ed” vào những động từ nguyên thể để tạo thành động từ ở dạng quá khứ. Những động từ bất quy tắc đòi hỏi bạn phải tinh tế và khéo léo khi sử dụng vì chúng có những quy luật riêng.

Ví dụ: Qúa khứ của drink là drank chứ không phải drinked.

4.14. Sử dụng thì quá khứ hoàn thành cho những hành động đã xảy ra nhưng chưa kết thúc

Có những sự việc đã diễn ra trong quá khứ nhưng vẫn kéo dài đến hiện tại thì các bạn nên dùng động từ ở dạng quá khứ phân từ và thêm trước nó trợ động từ

Trợ động từ sẽ là sự phân chia động từ của từ “to have”

Ví dụ:

I have drunk three cups of Lapsang Souchong tea today.

Mary’s hyperactive dog has bitten me three times so far.

4.15. Sử dụng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn cho hành động chưa hoàn thành và trong quá khứ

Để diễn tả một hành động xảy ra và kéo dài liên tục trước một thời điểm đã xác định trong quá khứ. Động từ sẽ đi kèm với 2 trợ động từ là “to be” và “to have” rồi chuyển sang dạng quá khứ phân từ

Ví dụ:

I have been drinking tea all day.

Mary’s dog has been barking like crazy since it was born.

4.16. Dùng thì quá khứ hoàn thành cho hành động xảy ra trước trong 2 hành động đã xảy ra

Để diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ chúng ta cần phải biết đâu là điều xảy ra trước. Hành động xảy ra trước thì động từ của nó ở dạng quá khứ phân từ và đi kèm với trợ động từ “had”

Ví dụ: By the time I drank one cup of Lapsang Souchong, Mary’s dog had barked a million times.

I had not yet eaten breakfast when Mary walked her dog.

5. Những lỗi sai ngữ pháp tiếng Anh bạn nên tránh

Có những lỗi sai dưới đây mà bạn nên tránh để mắc sai lầm chính là:

  • Your và You’re
    • Your ở đây là một tính từ sở hữu còn You’re lại là từ ngữ viết tắt của You are.
  • Affect và Effect
    • Affect là một động từ và