Phần thi nghe các đoạn hội thoại trong Part 3 bài thi TOEIC được đánh giá ngày càng khó. Bạn cũng không phải quá lo lắng, trung tâm học TOEIC Đà Nẵng Language.vn sẽ bật mí các mẹo thi TOEIC Part 3 để giúp bạn tự tin hơn khi làm bài và dễ dàng đạt điểm cao!

Mẹo thi TOEIC Part 3
Mẹo thi TOEIC Part 3

1. Giới thiệu về bài thi TOEIC Part 3

Toàn bộ nội dung TOEIC Listening Part 3 phụ thuộc vào những gì thí sinh nghe được. Nếu không có khả năng nghe tốt, coi như bài thi này bỏ. Vì vậy, đây là phần khá thử thách với thí sinh. Đây là bài thi có cường độ nghe khá cao với các đoạn hội thoại diễn ra liên tục đi kèm sau đó với các câu hỏi liên tục mà thời gian nghỉ rất ngắn. Thứ hai là câu hỏi phần này được đánh giá là khó. Vì độ khó khá cao nên các câu hỏi ngoài xoanh quanh các từ trong bài mà còn phải hiểu được toàn bộ mạch diễn đạt của bài thoại. Do đó, thí sinh muốn làm được bài thi này cần có sự tập trung cao độ.

1.1. Cấu trúc bài thi TOEIC Part 3

Cấu trúc bài thi TOEIC Part 3 được thay đổi cụ thể như sau, áp dụng từ ngày 01/06/2019:

  • Tăng từ 30 câu lên 39 câu.
  • Xuất hiện đoạn hội thoại có 3 người.
  • Có nhiều cụm từ được rút gọn. Ví dụ: want to = wanna
  • Thí sinh kết hợp giữa biểu đồ, bảng biểu cho sẵn và những gì nghe được để trả lời câu hỏi.

Nhiều câu hỏi không có sẵn trong bài mà phải nắm bắt diễn biến đoạn hội thoại để suy ra câu trả lời. Vì vậy, chỉ nghe những từ hoặc cụm từ trong bài là không đủ. Bởi vì những đáp án chứa các cụm từ có sẵn thường là đáp án sai trong phần này.

1.2. Các chủ đề thường xuất hiện trong bài thi TOEIC Part 3

Nắm chắc các chủ đề sau đây sẽ giúp thí sinh chủ động hơn trong việc chuẩn bị cho bài thi nghe TOEIC Part 3:

  • Deadlines, documents,  equipment.
  • Contracts, sales, expenses.
  • Travel, hotels, free-time activities.
  • Restaurants, real estate, retail.
  • Raises, promotions,  training.

1.3. Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi TOEIC Part 3

3 dạng câu hỏi chính trong bài thi TOEIC Part 3:

Câu hỏi chính: là dạng câu hỏi về chủ đề cuộc họp, nội dung chính của cuộc hội thoại, địa điểm diễn ra cuộc hội thoại,…

  • What is the topic of the conversation?: Chủ đề của cuộc hội thoại là gì?
  • Who are the speakers talking about?: Ai là người đang nói về vấn đề này?
  • What are the speakers discussing?: Họ đang thảo luận về vấn đề gì?
  • Where is the taking place?: Cuộc hội thoại đang diễn ra ở đâu?

Câu hỏi chi tiết: hỏi những vấn đề chi tiết trong bài như mục đích hay nguyên nhân cuộc trò chuyện,…

  • How often is the meeting held?: Cuộc họp tổ chức mấy lần rồi?
  • What is the purpose of the man/ woman’s call?: Mục đích cuộc gọi của người đàn ông/ phụ nữ là gì?
  • What problem does the woman have?: Vấn đề người phụ nữ gặp phải là gì?
  • What time does the store open on Saturday?Cửa hàng mở cửa lúc mấy giờ vào ngày Thứ Bảy?

Câu hỏi suy luận: đòi hỏi thí sinh phải nắm vững mạch diễn biến bài văn để suy ra câu trả lời. Thông thường, câu hỏi tập trung về sự dự đoán hành động tiếp theo của sự vật/ sự việc như:

  • What can be suggested about Ms Kim? (Những gì có thể được gợi ý về bà Kim?)
  • What will the woman probably do next?: (Người phụ nữa có thể sẽ làm gid tiếp theo?)

2. Tổng hợp mẹo thi TOEIC Part 3

Tổng hợp mẹo thi TOEIC Part 3
Tổng hợp 3 mẹo thi TOEIC Part 3

2.1. Theo dõi nội dung cuộc hội thoại của từng nhân vật trong đoạn hội thoại

  • Cuộc đối thoại 2 người => xác định nam, nữ ở vai trò nào, người nào hỏi, người nào đáp. Ngoài ra, họ có nêu ý kiến gì không. Ban đầu khi nghe, bạn nên khi nội dung nghe được ra một trang giấy để dễ nắm bắt được mạch thoại. Có thể nghe chậm, từ từ, không nên gấp gáp.
  • Cuộc đối thoại có 3 người, có thể 2 nam, 1 nữ hoặc 2 nữ 1 nam. Cũng xác định y như cách trên nhưng phức tạp hơn chút là có tới 3 người. Vì vậy bạn cần luyện nghe rất nhiều bởi nhiều khi bạn dễ lầm tưởng 2 giọng nữ hoặc 2 giọng nam gần giống nhau nên tưởng 1 người nói. Những đừng quá lo, bởi trong bài nếu có 3 người sẽ có 3 giọng khác nhau Anh – Anh, Anh – Mỹ, Anh – Úc. Nhiệm vụ của bạn là phân biệt được 3 giọng này. Vì vậy, hãy luyện nghe thật nhiều bằng cách giọng khác nhau nhé.

2.2. Mẹo tránh bẫy thường gặp trong bài thi TOEIC Part 3

2.2.1. Bẫy về từ được dùng cùng 1 bài nghe nhưng ngữ cảnh khác nhau

Câu văn trong bài: “In order to make the Sunday edition, you’ll have to give me your final draft on Friday afternoon”.

Câu hỏi “When does the man have to complete an assignment?”

  • A. On Thursday
  • B. On Friday
  • C. On Saturday
  • D. On Sunday

Như vậy cả Friday và Sunday đều được nhắc, nhưng Sunday là Sunday edition, còn câu trả lời cho câu trên phải là Friday (thứ 6).

2.2.2. Bẫy về phân biệt ý định của người nói là đồng ý hay từ chối

Đôi khi người đọc sẽ dùng cấu trúc như “I’d love to but I have to…” hay “We used to, but…”. Những câu này nghe không kỹ thì bạn sẽ lầm tưởng rằng là đồng ý nhưng thực chất nó là câu từ chối.

2.3. Suy luận từ những dữ kiện

  • Có một mẹo khá hay là hầu hết các câu trả lời của nhân vật trong đoạn đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất của bài.
  • Với những câu đòi hỏi tính suy luận (như What can be inferred/said/suggested…?) thì thí sinh phải lắng nghe cẩn thận hơn những thông tin có liên quan. Ví dụ như đề hỏi suy luận ra được gì từ người phụ nữ thì chỉ nên tập trung nghe giọng nữ để loại trừ phương án không chính xác.
  • Đáp án đúng có thể là từ đồng nghĩa chứ không nhất thiết phải đúng từ hoặc cum từ trong bài. Vì vậy, các bạn nên chăm chỉ trau dồi vốn từ vựng cho mình.

Hy vọng bài viết trên do Language.vn cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn đang tìm mẹo thi TOEIC part 3. Chúc bạn có được kết quả mong muốn.