Rất nhiều người luôn ngại học ngữ pháp khi mới bắt đầu học TOEIC vì cho rằng chúng khá khô khan và khó học. Để chuẩn bị cho kì thi TOEIC sắp tới, bạn cần nắm rõ những chủ điểm ngữ pháp quan trọng. Tuy chiếm tỉ lệ không quá cao trong bài thi nhưng lại là nền tảng quan trọng giúp bạn đạt điểm tối đa trong bài thi TOEIC. Trong bài viết này, trung tâm dạy học TOEIC Đà Nẵng Language.vn sẽ tổng hợp cho bạn trọn bộ cấu trúc ngữ pháp TOEIC quan trọng bạn cần nắm vững.

Ngữ pháp TOEIC
Ngữ pháp TOEIC
 

1. Tổng hợp các thì thường gặp trong bài thi TOEIC

  • Thì hiện tại đơn (Simple present):
  • Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
  • Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect)
  • Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present Perfect Continuous)
  • Thì quá khứ đơn (Past Simple)
  • Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
  • Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect)
  • Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past Perfect Continuous)
  • Thì tương lai đơn (Simple Future)
  • Thì tương lai tiếp diễn (Future Continuous)
  • Thì tương lai hoản thành (Future Perfect)
  • Thì tương lai gần (Future Perfect Continuous)

2. Tổng hợp các dạng động từ

  • Danh động từ (Gerund: V-Ing)
  • Động từ nguyên mẫu (To Infinitive)
  • Động từ khiếm khuyết (Modal Verb)

3. Tổng hợp các từ loại

  • Danh từ (Noun)
  • Đại từ (Pronouns)
  • Động từ (Verb)
  • Tính từ (Adjective)
  • Trạng từ (Adverb)
  • Giới từ (Prepositions)
  • Liên từ (Conjunctions)
  • Thán từ (Interjections)
  • Mạo từ (Articles)

4. Tổng hợp cấu trúc ngữ pháp quan trọng xuất hiện trong bài thi TOEIC

  • So sánh (Comparison)
  • Bị động (Passive Voice)
  • Hòa hợp chủ ngữ- động từ (Subject –Verb Agreent)
  • Câu điều kiện (If)
  • Mệnh đề (Clause)
  • Quá khứ phân từ (V-ed) và Hiện tại phân từ (V-ing)
  • Câu cầu khiến (Subjunctive)
  • Câu hỏi (Questions)

==> Tham khảo thêm khóa học luyện thi TOEIC trực tuyến Trung tâm.

5. Kinh nghiệm chinh phục mọi chủ điểm ngữ pháp TOEIC

  • Việc đầu tiên là cố gắng bổ sung kiến thức về từ vựng

Vậy tại sao lại phải học từ vựng? Từ vựng thì có liên quan như thế nào tới ngữ pháp?

Việc học từ vựng là bạn sẽ học luôn về cả từ loại của cụm từ nữa. Khi nắm vững các từ loại của từ vựng bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt cấu trúc câu để phân tích câu trả lời. Đôi khi bạn sẽ không thể chọn từ loại đúng sau khi đã dịch nghĩa vì thế nắm vững nhiều từ loại là rất cần thiết.

Ngoài ra, từ vựng và cách phát âm sẽ là yếu tố hàng đầu giúp bạn chinh phục các Part nghe từ 1 tới 4 trong bài thi. Trong bài đôi khi sẽ có “bẫy” các từ đọc giống nhau vì thế hãy luyện kĩ năng nghe để tránh những cạm bẫy đó.

  • Bạn cần nắm thật chắc cấu trúc của câu

Một điều tiếp theo thực sự cần thiết là bạn cần bổ sung thêm kiến thức về các cấu trúc câu đơn giản nhất. Việc này không hề khó và bạn sẽ chỉ mất khoảng 1 tuần cho điều này. Tuy đơn giản nhưng nó sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn nên học thật kĩ nhé.

Ngoài ra, các cấu trúc nâng cao khác sẽ không chắc chắn xuất hiện trong đề thi, tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua chúng.

  • Hãy thực hành thường xuyên bài tập về chủ đề ngữ pháp vừa học

Tập trung ôn luyện thật nhiều những chủ điểm ngữ pháp, những dạng bài tập về những cấu trúc ngữ pháp vừa học để tăng khả năng ghi nhớ và biết cách ứng dụng những công thức vào bài tập cụ thể.

6. Một số phương pháp học ngữ pháp TOEIC hiệu quả

Một số phương pháp học ngữ pháp dành cho bạn
Một số phương pháp học ngữ pháp dành cho bạn

6.1. Ứng dụng nguyên lý 80/20

Nguyên lý này được hiểu là 80% những thứ bạn đạt được đều xuất phát từ 20% những cái quan trọng. Như việc học tiếng Anh để đạt 80% chất lượng học ngữ pháp tiếng Anh thì bạn nên tập trung vào 20% ngữ pháp tiếng Anh quan trọng và sử dụng phổ biến nhất trong đề thi TOEIC.

6.2. Học ngữ pháp từ những lần làm sai

Có câu nói “Muốn thành công phải qua nhiều thất bại” có lỗi sai thì mới càng dễ nhớ, và nhớ sâu để rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhưng để rút kinh nghiệm bạn cần biết mình sai ở đâu và những điểm mình còn đang yếu. Cũng như việc học tiếng Anh càng sai và sửa lại, rút kinh nghiệm thì bạn càng nhanh hiểu và nhớ ngữ pháp hơn. Ngã ở đâu đứng lên ở đó không bao giờ chán nản thì mới có thể thành công.

6.3. Học ngữ pháp thông qua các trò chơi

Việc vừa học vừa chơi sẽ giúp các bạn tạo hứng thứ cho việc học và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Có nhiều trò chơi và ứng dụng online có thể giúp bạn kiểm tra cũng như nâng cao ngữ pháp của mình. Những trò chơi giáo dục sẽ cho bạn lời giải thích và ví dụ sinh động để bạn hiểu hơn về lỗi sai của mình.

6.4. Học ngữ pháp qua đọc sách

Thường xuyên đọc sách, báo, tạp chí bằng tiếng Anh để tham khảo cách viết cũng như cách sử dụng ngữ pháp trong câu văn của họ. Đây cũng một trong nhưng phương pháp học ngữ pháp rất tốt. Lựa chọn những cuốn sách hay sẽ giúp bạn hứng thú đọc và học hỏi được nhiều thứ hơn.

6.5. Học ngữ pháp bằng cách sáng tạo câu chuyện vui từ câu tiếng Anh

Nếu chỉ có học và học hoài thì sẽ thực sự nhàm chán. Vì thế hãy sáng tạo nghĩa các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh sang tiếng Việt cho thật vui để dễ lấy lại tinh thần và có hứng thú học tiếng Anh nhé.

Ví dụ: The wizard worked toward the last castle despite the hazard ( Mụ phù thủy nỗ lực chạy về tòa lâu đài cuối cùng mặc dù nguy hiểm ) nhưng bạn có thể dịch vui là (tôi là phù thủy, tôi đang nỗ lực để tới lâu đài cuối cùng bất chấp nguy hiểm)

Trên đây là trọn bộ cấu trúc ngữ pháp TOEIC quan trọng bạn cần nắm vững. Hy vọng với những chia sẻ mà Language.vn mang tới sẽ giúp các bạn có nhiều bài học bổ ích và chuẩn bị cho mình một hành trang trước khi bước vào kì thi TOEIC nhé!

Tìm hiểu thêm:

  • 17+ Sách ngữ pháp TOEIC hay nhất hiện nay